Trong số này
Đơn vị Tài trợ Bản tin
Click (+) để xem chi tiết Bản tin
Trân trọng cảm ơn các Quý Đối tác, Quý Thành viên đã đóng góp tin bài.
- Hướng dẫn về thuế TNDN đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thuế TNDN đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 được thực hiện như sau:
– Cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập trước ngày Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN và được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi đối với cơ sở xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
– Trường hợp, cơ sở thực hiện xã hội hóa không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kê khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế TNDN phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế TNDN.
– Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thuế TNDN truy thu nêu trên không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế TNDN tạm thời chưa truy thu đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 1/11/2021). Kể từ ngày 2/11/2021 mà cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa nộp số thuế TNDN tạm thời chưa thu nêu trên thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có).
– Hướng dẫn tại Thông tư số 71/2021/TT-BTC ngày 17/8/2021 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/11/2021 và bãi bỏ Điều 24 Thông tư số 151/2014/TT-BTC.
- Chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C)
Về vấn đề này, Bộ Tài chính (BTC) đưa ra quan điểm với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C) như sau:
– Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và số 31/2013/QH13 đã quy định rất rõ dịch vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và quy định này không đổi từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2011 pháp luật về các tổ chức tín dụng (TCTD) có sự thay đổi, theo đó thư tín dụng (L/C) là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và dẫn chiếu theo quy định của pháp luật thuế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
– Thời điểm áp dụng tính thuế GTGT đối với các khoản phí thu từ L/C phải thực hiện theo quy định của Luật các TCTD số 47/2010/QH12 từ ngày 1/1/2011. Do đó, trường hợp các TCTD thực hiện kê khai điều chỉnh đối với các khoản phí L/C làm phát sinh tăng số thuế GTGT phải nộp thì TCTD phải nộp đủ số tiền thuế GTGT thiếu, tiền chậm nộp và bị xử phạt hành vi khai sai theo quy định.
Đồng thời, BTC đề nghị NHNN:
– Xác định cụ thể các khoản phí thu từ dịch vụ L/C nào thuộc dịch vụ cấp tín dụng, các khoản phí L/C nào thuộc dịch vụ thanh toán qua tài khoản và cơ sở pháp lý của việc xác định, phân loại các khoản phí này.
– Cung cấp số liệu về các khoản phí L/C của các tổ chức tín dụng đã thực hiện thu từ khách hàng phát sinh từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó phân tách rõ các khoản phí L/C thuộc dịch vụ cấp tín dụng và các khoản phí L/C thuộc dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
– Từ đó, BTC sẽ có cơ sở để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn tại Công văn số 9575/BTC-TCT ngày 20/8/2021 của Bộ Tài chính.
- Hướng dẫn về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị phụ thuộc khác tỉnh
– Trường hợp Công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN, thì từ kỳ tính thuế năm 2021 đơn vị phụ thuộc thực hiện khai thuế TNDN tại cơ quan thuế địa phương nơi có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
– Khi thực hiện khai quyết toán thuế TNDN năm 2020, Công ty khai quyết toán thuế TNDN tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế TNDN còn phải nộp được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán trừ đi số tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc (bao gồm thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN tại đơn vị phụ thuộc) theo quy định tại Điều 16, TT151/2014/TT-BTC.
Hướng dẫn tại Công văn số 2858/TCT-KK ngày 29/7/2021 của Tổng cục Thuế.
- Chính sách thuế TNDN đối với dự án di chuyển địa điểm và thời gian gia hạn của dự án đầu tư
– Theo quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 không có quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư di chuyển địa điểm và đối với thời gian gia hạn của dự án đầu tư so với dự án ban đầu.
– Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại.
Hướng dẫn tại Công văn số 1791/TCT-CS ngày 28/5/2021 của Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn về việc tăng vốn đầu tư đối với áp dụng ưu đãi thuế TNDN
Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư thì dự án (DA) đầu tư phải đáp ứng 4 tiêu chí: Vốn, hoạt động đầu tư kinh doanh, địa bàn đầu tư và thời gian đầu tư. Theo đó, tăng vốn đầu tư là một trong những tiêu chí khi doanh nghiệp thực hiện DA đầu tư mở rộng (phát triển DA đang hoạt động) để có nguồn lực mở rộng DA đầu tư ban đầu.
Trường hợp năm 2019 Công ty có đầu tư thêm dây chuyền sản xuất và các tài sản cố định phục vụ sản xuất sản phẩm đầu ra nhưng không tăng vốn đầu tư mà vẫn sử dụng nguồn vốn đầu tư của DA ban đầu để đầu tư thì chưa đủ cơ sở xác định là DA đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Hướng dẫn tại Công văn số 2920/TCT-CS ngày 3/8/2021 của Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn
– Về việc xác định thời điểm nộp hồ sơ khai thuế điện tử: Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử được xác định là ngày hệ thống của cơ quan thuế (CQT) nhận được hồ sơ và được ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của CQT gửi cho người nộp thuế (NNT). Do đó, việc xác định cùng một thời điểm nộp hồ sơ khai thuế điện tử thực hiện theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC.
– Về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế: Trường hợp cùng một thời điểm NNT chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của cùng một sắc thuế (thuộc nhóm hành vi vi phạm về thủ tục thuế) có hạn nộp trước và sau ngày 5/12/2020 thì CQT áp dụng nguyên tắc tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để xử phạt về 01 hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần (CQT căn cứ quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP và Nhị định số 125/2020/NĐ-CP xác định mức phạt tiền tương ứng với hành vi vi phạm từng thời kỳ để xác định hành vi có mức phạt tiền cao nhất). Trường hợp cùng 1 thời điểm NNT chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế cùng một sắc thuế (thuộc trường hợp bị xử phạt về hành vi trốn thuế) có hạn nộp trước và sau ngày 5/12/2020 thì CQT xử phạt về từng hành vi trốn thuế. Hành vi trốn thuế thực hiện sau sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
– Về hành vi khai sai không dẫn đến thiếu thuế: Quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP áp dụng đối với trường hợp cùng một thời điểm NNT khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế. Trường hợp CQT phát hiện NNT khai sai nhiều hồ sơ khai thuế (không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp) với thời điểm thực hiện hành vi vi phạm khác nhau thì CQT căn cứ quy định của pháp luật để xử phạt về từng hành vi.
– Về xử phạt hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm: Trường hợp NNT thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16 (khai sai dẫn đến thiếu thuế), Điều 17 (trốn thuế) thì không bị xử phạt theo Điều 28 (hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn) Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp NNT lập hóa đơn không đúng thời điểm thuộc hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn (Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP) và hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì NNT bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
– Về thời điểm thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm: Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn quy định tại Khoản 1, 3, 4 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP là ngày thực hiện hành vi vi phạm (ngày lập hóa đơn). Trường hợp NNT thực hiện nhiều hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì CQT căn cứ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm (ngày lập hóa đơn) để xử phạt về từng hành vi vi phạm
Hướng dẫn tại Công văn số 2768/TCT-PC ngày 26/7/2021 của Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn về nộp dần tiền nợ thuế
Đối với việc nộp dần tiền thuế nợ, tại Khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 quy định người nộp thuế (NNT) được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của NNT và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Hướng dẫn tại Công văn số 2769/TCT-QLN ngày 26/7/2021 của Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn về việc kê khai, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Về sử dụng mã số thuế (MST) của hộ kinh doanh
Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp MST trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. MST cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là MST cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Về kê khai, nộp thuế thay của doanh nghiệp (DN)
– Kể từ khi Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 5/12/2020 có hiệu lực đến trước thời điểm Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/8/2021: DN chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại (KM), chiết khấu thương mại (CKTM), chiết khấu thanh toán (CKTT), chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức chi trả có trách nhiệm khai và nộp thuế thay cho cá nhân theo mẫu 01/CNKD Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Kể từ ngày 1/8/2021, khi DN chi trả các khoản trên thì thực hiện khai và nộp thuế thay cho cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
+ Đối với hộ khoán mà ngoài doanh thu khoán, hộ khoán còn nhận đước các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, KM, CKTM, CKTT, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, thì tổ chức chi trả thực hiện khai và nộp thuế thay theo thực tế chi trả các khoản này trong năm tính thuế. DN căn cứ ngành nghề kinh doanh để khai, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh theo tỷ lệ % tính thuế GTGT, TNCN được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
+ Đối với cá nhân không kinh doanh; hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy sản đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định về thuế GTGT, TNCN thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
Hướng dẫn tại Công văn số 31911/CTHN-TTHT ngày 17/8/2021 của Cục thuế Thành phố Hà Nội.
- Hướng dẫn kê khai, khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp hóa đơn lập sau ngày giao hàng
Trường hợp trong tháng 5/2021, Công ty bán hàng hóa và đã giao hàng cho Bên mua thì ngày lập hóa đơn và thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho Bên mua không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Công ty thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT vào tháng 5/2021.
+ Trường hợp Công ty lập hóa đơn với hàng hóa nêu trên vào tháng 6/2021, thì Bên mua thực hiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hóa đơn này vào ký tính thuế GTGT tháng 6/2021 nếu đáp ứng điều kiện về khấu trừ theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
+ Trường hợp Công ty có hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn thì Công ty bị xử phạt theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn tại Công văn số 23821/CTHN-TTHT ngày 29/6/2021 của Cục thuế Thành phố Hà Nội.
- Chính sách thuế đối với thực hiện bán đấu giá tài sản đảm bảo
Trường hợp Cục Thi hành án Dân sự tỉnh ký hợp đồng với Công ty đấu giá để bán đấu giá tài sản đảm bảo tiền vay để thi hành án thì:
– Về thuế GTGT và hóa đơn: Việc bán tài sản bảo đảm tiền vay đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Cục Thi hành án Dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đấu giá tài sản cho bên trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu theo quy định và không phải lập hóa đơn.
– Về thuế TNDN: Trường hợp bán đấu giá tài sản bảo đảm để trả nợ vay ngân hàng theo quyết định của Tòa án, nếu giá trị tài sản bán đấu giá không đủ để trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng thì không phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN.
Hướng dẫn tại Công văn số 2638/CTBNI-TTHT ngày 18/8/2021 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Hướng dẫn về chi phí mua và tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho người lao động trong trong doanh nghiệp
Đối với khoản chi mua và tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho người lao động trong doanh nghiệp, nếu đáp ứng điều kiện các khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Hướng dẫn tại Công văn số 2921/TCT-CS ngày 3/8/2021 của Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn thuế đối với các chi phí liên quan đến Covid-19
Trường hợp Công ty thực hiện yêu cầu của Ủy ban Nhân dân và Ban Quản ly các Khu Công nghiệp tỉnh để đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Công ty phải bố trí chỗ ở cho người lao động (NLĐ) tại địa bàn nơi Công ty có trụ sở, không đi về giữa các tỉnh hàng ngày, xét nghiệm cho NLĐ định kỳ 3 ngày/lần hoặc xét nghiệm (test) rà soát 10%, 20%. Các chi phí phát sinh về ăn, ở, xét nghiệm cho NLĐ do Công ty chi trả, hóa đơn lập cho Công ty ghi chung tổng số ngày ở, tổng số mẫu xét nghiệm thì việc xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
– Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN: Các khoản chi này nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì được tính vào chi phí được trừ.
– Thu nhập chịu thuế TNCN: Các khoản chi này ghi chung cho tập thể NLĐ nên không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ.
Hướng dẫn tại Công văn số 2986/CTBNI-TTHT ngày 31/8/2021 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Hướng dẫn về việc doanh nghiệp tổ chức làm việc “3 tại chỗ” trong mùa dịch Covid-19
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” nhưng có một số người lao động (NLĐ) không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu “3 tại chỗ” của doanh nghiệp thì những trường hợp này hai bên NLĐ và doanh nghiệp thống nhất để xác định theo một trong các cách sau:
– Doanh nghiệp cho NLĐ ngừng việc và trả lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, NLĐ được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Chương V (từ Điều 17 đến Điều 20) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
– Thống nhất với NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điểm h Khoản 1 Điều 30, Bộ luật Lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật lao động, như: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động; thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động.
Hướng dẫn tại Công văn số 2844/LĐTBXH-PC ngày 25/8/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Kiến nghị về việc đánh thuế TNCN đối với chi phí cách ly và xét nghiệm Covid-19 của người lao động trong doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ nhận được Công văn số VBF260721 ngày 26/7/2021 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) kiến nghị về việc đánh thuế TNCN đối với chi phí cách ly và chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người lao động là bất hợp lý.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh có ý kiến giao Bộ Tài chính xem xét, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo lại Phó Thủ tướng kết quả thực hiện trong tháng 8 năm 2021.
Ý kiến tại Công văn số 5673/VPCP-KTTH ngày 17/8/2021 của Văn phòng Chính phủ (đến nay chúng tôi chưa nhận được thông tin về việc xử lý của Bộ Tài chính về việc các khoản chi này có được coi là thu nhập chịu thuế TNCN hay không, khi nào có thông tin mới cúng tôi lại tiếp tục cập nhật).
- Chính sách thuế đối với khoản chi phí ăn giữa ca cho người lao động tại doanh nghiệp
– Mức chi tiền ăn giữa ca 730.000 đồng/người/tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 26/2016/TLĐTBXH cho các doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước là để làm căn cứ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN chỉ áp dụng khi Công ty không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động (NLĐ) (không trực tiếp nấu ăn hoặc thuê đơn vị nấu ăn tại Công ty hoặc mua suất ăn công nghiệp) mà chi trực tiếp bằng tiền cho NLĐ.
– Đối với trường hợp của Công ty là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc tổ chức ăn giữa ca cho NLĐ do Tổng Giams đốc thống nhất với Chủ tịch Công đoàn quyết định nhằm đảm bảo, tái tạo và nâng cao sức khỏe cho NLĐ, khuyến khích việc tổ chức trực tiếp nấu ăn hoặc mua suất ăn cho NLĐ và khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ, không khống chế mức chi mà Công ty phải trả cho nhà cung cấp (đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp từ ngoài Công ty vào hoặc đơn vị cung cấp suất ăn đến nhà bếp của Công ty để nấu và cung cấp trực tiếp). Do đó, trường hợp Công ty thuê một nhà cung cấp để nấu và cung cấp suất ăn cho NLĐ tại nhà ăn của Công ty với mức chi trả cho đơn vị cung cấp suất ăn tương đương 1.040.000 đồng/người/tháng thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ.
Hướng dẫn tại Công văn số 2177/CTBNI-TTHT ngày 5/8/2021 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Hướng dẫn xử lý hóa đơn in trùng số
Trường hợp Công ty có số hóa đơn in bị trùng gồm 2 số (mỗi số gồm đầy đủ 3 liên) và đã lập, giao cho 2 khách hàng khác nhau vào ngày 28/4/2021 và ngày 29/4/2021 thì số hóa đơn lập và giao cho khách hàng ngày 29/4/2021 (hóa đơn lập sau) sẽ bị coi là hóa đơn giả theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Hành vi sử dụng hóa đơn của Công ty vi phạm quy định Khoản 1.a Điều 4 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn theo Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (phạt tiền từ 20 triệu đồng – 50 triệu đồng).
– Về việc khắc phục hậu quả hành vi vi phạm: Do Công ty và bên mua đã kê khai nộp thuế theo quy quy định, hai bên thực hiện lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập ngày 29/4/2021 để hủy (Biên bản thu hồi ghi rõ lý do in trùng số), Công ty lập lại hóa đơn khác thay thế, căn cứ vào hóa đơn xuất thay thế, bên bán và bên mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định.
Hướng dẫn tại Công văn số 2151/CTBNI-TTHT ngày 30/7/2021 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Hướng dẫn về chi phí thuê căn hộ của doanh nghiệp
Trường hợp Công ty phát sinh chi phí thuê căn hộ có thời hạn cố định tại Hà Nội để phục vụ cho nhân viên của Công ty đi công tác thì:
– Việc thuê nhà không sử dụng cho cá nhân cụ thể nào ở hoặc gia đình cá nhân ở mang tính chất thường xuyên hàng tuần hoặc vào dịp cuối tuần, chỉ sử dụng chung cho nhân viên của Cong ty khi được cử đi công tác;
– Có hóa đơn, chứng từ thuê nhà theo đúng quy định;
– Có đầy đủ chứng từ chứng minh việc cử nhân viên đi công tác phục vụ các hoạt động kinh doanh của Công ty đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty;
Theo đó, khoản tiền thuê nhà này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.
Hướng dẫn tại Công văn số 1975/CTHPH-TTHT ngày 4/8/2021 của Cục thuế Thành phố Hải Phòng.
- Hướng dẫn về nghỉ phép năm cho người lao động
Trường hợp của Công ty nếu người lao động (NLĐ) do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Điều 113 của Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 thì được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Tiền lương làm căn cứ trả cho NLĐ những ngày chưa nghỉ hàng năm thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Công ty có thể thỏa thuận với NLĐ để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần như quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động.
Hướng dẫn tại Công văn số 12492/CTBDU-TTHT ngày 13/8/2021 của Cục thuế tỉnh Bình Dương.
- Hướng dẫn về kê khai, nộp thuế thay cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
– Về kê khai, nộp thuế: Tổ chức khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo tháng hoặc quý trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thực hiện chi trả thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cho cá nhân theo thỏa thuận với nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài.
+ Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế.
– Về hồ sơ khai thuế (theo Điều 16 Thông tư số 40/2021/TT-BTC):
+ Tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh (Mẫu 01/CNKD)
+ Phụ lục Bảng kê chi tiết cá nhân kinh doanh (Mẫu 01-1/BK-CNKD)
+ Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng)
Hướng dẫn tại Công văn số 11240/CTBDU-TTHT ngày 7/7/2021 của Cục thuế tỉnh Bình Dương.
- Hướng dẫn về miễn thuế khi nhập khẩu để gia công nhưng không có cơ sở sản xuất gia công
Trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa để gia công nhưng không có cơ sở sản xuất, gia công thì hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài của Công ty không đủ điều kiện miễn thuế.
Hướng dẫn tại Công văn số 4065/TCHQ-TXNK ngày 18/8/2021 của Tổng cục Hải quan.
HSBC đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống 5,1% phản ánh tác động nặng nề của đợt bùng dịch thứ 4. Cách duy nhất để vượt qua tình thế ngặt nghèo này là chủ động triển khai tiêm phòng và đảm bảo ngành y tế có đủ nguồn lực để điều trị cho các bệnh nhân nặng. Các nhà chức trách đã bắt đầu thảo luận về việc từng bước mở cửa lại nền kinh tế và theo dự báo của chúng tôi, quá trình này sẽ được đẩy nhanh dần từ tháng 10 trở đi.
Viễn cảnh kinh tế đến cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả triển khai tiêm vaccine cho người dân kết hợp mở cửa lại nền kinh tế đúng thời điểm. Tuy nhiên, tôi không kỳ vọng vào khả năng chúng ta có thể trở lại bối cảnh hoàn toàn bình thường trong tương lai gần và vì những yếu tố đó, chúng tôi đặt ra 2 viễn cảnh cho nền kinh tế Việt Nam cho đến cuối năm:
Viễn cảnh 1: Tăng trưởng GDP nằm trong ngưỡng 5-5,5%, phụ thuộc vào tiến độ và mức hiệu quả của chương trình tiêm vaccine, việc mở cửa lại nền kinh tế cùng với khả năng phục hồi và khởi động lại các thị trường xuất khẩu lớn trong bối cảnh nhiều thách thức do biến chủng Delta.
Viễn cảnh 2: Nếu chương trình tiêm vaccine triển khai không đủ nhanh tron g khi giãn cách còn kéo dài, nền kinh tế sẽ chịu thêm nhiều tác động nặng nề và thêm áp lực lên chuỗi cung ứng, GDP sẽ có khả năng tăng trưởng ở mức 3,5-4%.
Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại và triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình. Tại nhiều thị trường khác, các hoạt động kinh tế có xu hướng phục hồi mạnh mẽ ngay thời điểm kinh tế mở cửa và chúng tôi kỳ vọng nhìn thấy điều tương tự ở Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng hoạt động tiêu dùng sẽ khôi phục rất mạnh mẽ ngay khi đợt bùng dịch này dần lắng xuống. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã triển khai một số giải pháp cải cách nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng thương mại được gia tăng từ 10-12% lên 14-15% trong năm nay, hy vọng hạn mức có thể được xem xét nới rộng thêm nhằm tạo khả năng hỗ trợ cho khối doanh nghiệp. Giải pháp này sẽ giúp các ngân hàng có thể cung cấp thêm khoản vay nhằm đối phó với tình trạng suy giảm hoạt động do giai đoạn giãn cách xã hội đã khiến doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Theo đó, 16 ngân hàng thương mại đã tiến hành giảm lãi suất trên các khoản vay hiện tại nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về dòng tiền.
Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, những khó khăn của chuỗi cung ứng sẽ sớm được giải quyết, đơn hàng sẽ lại đổ về và FDI cũng phục hồi phong độ với bối cảnh chính phủ ổn định, các chính sách nhất quán, nguồn nhân lực chất lượng/bền bỉ, một loạt hiệp định tự do thương mại và cam kết của Chính phủ đầu tư 7% GDP vào phát triển cơ sở hạ tầng. Bất chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do dịch bệnh. Samsung dự kiến chuẩn bị mở rộng nhà máy điện thoại trong 6 tháng cuối năm nay nhằm tăng sản lượng điện thoại màn hình gập 47% lên 25 triệu chiếc. Trong khi đó, LG Display cũng vừa được duyệt một khoản đầu tư bổ sung 1,4 tỉ USD cho nhà máy ở Hải Phòng.
Ngày càng nhiều nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại trong khu vực sau khi triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, cùng với nhu cầu hiện tại của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, sẽ mang lại tác động tích cực lên xuất khẩu hàng công nghệ, máy móc, da giày, dệt may, nội thất, thực phẩm và nông sản.
Đại dịch đã góp phần thúc đẩy các xu hướng tự động hóa và số hóa, nên Việt Nam sẽ hưởng lợi trong vai trò nhà sản xuất hàng công nghệ lớn của thế giới. Các điều kiện nền tảng vẫn vững mạnh và Việt Nam đã tự tạo cho mình một vị thế đáng ngưỡng mộ trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm gần đây thông qua một loạt hiệp định tự do thương mại. Với lượng dự trữ ngoại hối tăng cao cộng thêm tiền tệ ổn định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, Việt Nam có tâm thế hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tương lai. Vì vậy, HSBC dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,8% trong năm 2022 với một triển vọng đáng tin cậy trước mắt cũng như về lâu về dài.
Khách hàng của chúng tôi được khuyến cáo nên gạt bỏ những “niềm đau” trước mắt và bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai khi chúng ta vượt qua dịch bệnh tồi tệ này. Cơ hội sẽ mở ra, kinh tế sẽ phát triển, Việt Nam sẽ phục hồi và một lần nữa chứng minh không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam khi phải đương đầu với một thách thức hay trở ngại.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
TheLEADER | Để vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm kiếm cơ hội, ý tưởng, đổi mới tư duy và cách làm.
Kỳ vọng…
Dragon Capital đánh giá, số liệu vĩ mô tháng 8 và quý III/2021 có thể là xấu nhất trong rất nhiều năm trở lại đây khi phản ánh gần như tất cả mọi ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 lên nền kinh tế.
Khảo sát từ 10.197 doanh nghiệp trên toàn quốc do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tiến hành mới đây cho thấy, có 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19, trong đó 72,3% doanh nghiệp tư nhân và 74,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc giãn cách không thể mãi diễn ra và khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải dần sống chung với dịch, nền kinh tế phải sớm thích nghi.
Do đó, Dragon Capital tin rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng là đầu tàu kinh tế sẽ phục hồi trở lại vào quý IV và tăng trở lại mạnh mẽ vào năm 2022.
Trong báo cáo mới được công bố, Dragon Capital đã có những đánh giá về triển vọng kinh tế khi tiêm chủng được đẩy nhanh và nới lỏng giãn cách. Điều này cho thấy thị trường khá vững vàng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng cường giãn cách với hoạt động kinh tế xã hội.
Nhà đầu tư dường như đang hướng kỳ vọng vào một quý IV tích cực hơn so với quý III, khi tình trạng giãn cách sẽ được nới lỏng dần. Tuy nhiên, diễn biến giằng co cho thấy thị trường vẫn còn khá dè chừng. Việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng sẽ giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư.
Theo Phó tổng giám đốc đầu tư Dragon Capital Lê Anh Tuấn, không phủ nhận sự thật rằng đã có một cú sốc kinh tế lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh là rất bền bỉ và năng động.
Ông Tuấn lấy dẫn chứng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới vào năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng dương, trong đó tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, đều có nền kinh tế bị tăng trưởng âm.
Ngân hàng thế giới nhận định, nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch Covid-19 bùng phát hiện nay. Bên cạnh đó, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 – 7% từ năm 2022 trở đi.
…cần đi kèm với hành động
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group đánh giá, nền kinh tế có thể phục hồi khoảng 60 – 70% vào cuối năm sau.
So với khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân có sức phục hồi nhanh hơn vì họ tự quản nguồn tiền, có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng về những kế hoạch sắp tới trong thời gian nghỉ dịch. Ngay khi được mở cửa trở lại, họ sẽ có hướng đi khác, thậm chí có sự dấn thân lớn hơn nữa, sẽ có sự khác biệt lớn sau dịch.
Tuy nhiên ông Tín lưu ý, khả năng tuyển lại nhân sự sẽ cực kỳ khó, vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi.
Theo ông Tín, trước đây, các doanh nghiệp thường phải mất ít nhất hai năm để phục hồi sau khủng hoảng, nhưng lần này sẽ mất thời gian lâu hơn.
Về vấn đề này, ông Albert Antoine, CEO & Co-founder Avaiga.com, các nước châu Á và các nước đang phát triển đang đi ngược lại với châu Âu. Trong khi châu Âu đầu tư tài chính và chỗ ở để người dân vùng khác đến công xưởng của họ làm việc thì những nước đang phát triển có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong đại dịch, phải tiết kiệm để đi đánh trận khác chứ không đầu tư vào nguồn nhân lực.
Ông Albert Antoine cho biết thêm, vấn đề cần được giải quyết ở Việt Nam là chuyển đổi số còn ở châu Âu và Singapore thì yêu cầu đặt ra là phải tăng tốc để tối ưu hóa quy trình hoạt động.
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tìm kiếm cơ hội, ý tưởng, đổi mới tư duy và thực hiện chuyển đổi công nghệ sớm.
Ông Lê Trí Thông, CEO Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận định: “Bão đổ qua thì chắc chắn sẽ có cây nhỏ đổ rạp, nhưng các cây nhỏ muốn trở thành cổ thụ thì phải chịu đựng cơn bão”.
Trong sự kiện OpenTalks được Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, IBP, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và S-World phối hợp tổ chức, ông Thông đã đưa ra lời khuyên 3T dành cho doanh nghiệp.
Một là “tỉnh táo” để thoát ra khỏi những hào quang trong quá khứ, không ngủ quên trong những trận đánh thắng đại dịch vào những đợt bùng phát trước. Hai là “tài năng”. Doanh nghiệp cần tìm ra nhân tài trong đội ngũ, vì nhân viên là tài sản quan trọng nhất tạo nên bộ rễ của cây. Ba là “tái tạo”. Sau đại dịch, doanh nghiệp sẽ không thể đi theo con đường như cũ nên phải khởi động lại và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Theo ông Thông, sau cơn bão, đất sẽ rộng hơn nên lượng “hữu cơ” sẽ tăng lên.
Liên quan đến câu chuyện tái cấu trúc, ông Tuấn lưu ý bốn yếu tố mà doanh nghiệp cần chú ý. Một là việc truyền tải thông điệp đến cộng đồng. Hai là tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp (vốn ở đâu, hợp tác ở với ai, làm rõ dòng tiền, tìm kiếm huy động vốn, phát hành vốn, tầm nhìn). Ba là nguồn nhân lực, kỳ vọng vào quản lý nhân sự. Bốn là sản phẩm, với các yếu tố như giá bán, phân phối, dịch chuyển từ mua bán trực tiếp qua mua bán trực tuyến
Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại, và triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình. Tại nhiều thị trường quốc tế, các hoạt động kinh tế có xu hướng phục hồi mạnh mẽ ngay thời điểm kinh tế mở cửa và các chuyên gia kỳ vọng nhìn thấy điều tương tự ở Việt Nam.
-
Bùi Thu Hòa
Hội viênBà Bùi Thu Hòa hiện là Kế toán trưởng tại Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt –...
Chi tiết -
Henry Nguyễn
Hội viên tổ chứcÔng Henry Nguyễn có hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp quản trị doanh nghiệp...
Chi tiết -
Nguyễn Hữu Lê Minh
Hội viên tổ chứcBà Nguyễn Hữu Lê Minh hiện là Country Manager của Teibto – Công ty chuyên cung cấp...
Chi tiết -
Nguyễn Việt Hùng
• Ông là thành viên Hội đồng Thành Viên/Ban Quản Trị của Công ty TNHH Bbraun...
Chi tiết -
Lê Thị Liên
Hội viênBà Lê Thị Liên hiện là Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính kiêm Giám đốc...
Chi tiết -
Trương Thị Thu Lan
Hội viênBà Trương Thị Thu Lan là Quản lý cấp cao bộ phận dịch vụ Kế toán khu...
Chi tiết -
Phan Thị Ánh Nguyệt
Hội viênBà Phan Thị Ánh Nguyệt hiện là Giám đốc tài chính tại Công ty Cổ phần tập...
Chi tiết -
Vương Nguyễn Đăng Khoa
Hội viênÔng Vương Nguyễn Đăng Khoa có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế...
Chi tiết -
Đinh Thị Thuý Hà
Hội viênBà Đinh Thị Thuý Hà hiện đang là Trưởng ban Tài chính kế toán tại Công ty CMC...
Chi tiết