Trong số này
Đơn vị Tài trợ Bản tin
Click (+) để xem chi tiết Bản tin
Trân trọng cảm ơn các Quý Đối tác, Quý Thành viên đã đóng góp tin bài.
Bản tin thuế tháng 11/2021 của CFO Việt Nam cập nhật những điểm chính sau đây:
- Giải pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Một số điểm nổi bật của Nghị quyết như sau:
– Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
– Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.
– Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong Quý III và Quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
– Không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.
– Giảm thuế 30% thuế suất thuế GTGT kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:
+ Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
+ Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).
– Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020 (Không áp dụng đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp).
– Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19-10-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Giải pháp của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bốn giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân chịu tác động của đại dịch Covid-19 với một số nội dung chủ yếu như sau:
- Giải pháp 1: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”)
1.1. Kỳ tính thuế áp dụng và việc xác định doanh thu cho mục đích giảm thuế
– Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch, trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính.
– Doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội; không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu hay doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
+ Trường hợp DN mới thành lập, DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản (“các giao dịch”) trong kỳ tính thuế mà DN hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ tính thuế đó được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia (:) cho số tháng DN thực tế hoạt động trong kỳ nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp các giao dịch này diễn ra trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.
+ Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với DN mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng và DN được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.
+ Trường hợp DN có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong kỳ tính thuế bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.
1.2. Cách xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm
Số thuế được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của DN. được tính trên số thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế mà DN đang được hưởng ưu đãi theo quy định.
1.3. Kê khai giảm thuế
– Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, DN tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế hàng quý. DN xác định số thuế chính thức được giảm để kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và trên Phụ lục liên quan ban hành tại Nghị định này.
– Trường hợp DN khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền:
+ Nếu làm tăng số thuế phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này nếu DN vẫn đáp ứng điều kiện được giảm thuế quy định;
+ Nếu làm giảm số thuế phải nộp thì điều chỉnh giảm số được giảm theo quy định của Nghị định này và xử lý số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.
- Giải pháp 2: Miễn thuế đối với hộ kinh doanh (“HKD”), cá nhân kinh doanh (“CNKD”)
– HKD, CNKD được miễn số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (“GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong Quý III và Quý IV của năm 2021.
– Nghị định hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định số thuế được miễn và trình tự, thủ tục thực hiện.
- Giải pháp 3: Giảm thuế giá trị gia tăng (“GTGT”)
3.1. Đối tượng được giảm thuế GTGT
Nghị định ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT như quy định tại Nghị quyết 406.
3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện
– Đối với DN, tổ chức tính thuế theo phương pháp khấu trừ, khi lập hóa đơn GTGT, tại dòng thuế suất ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”.
– Doanh nghiệp tổ chức thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế theo Phụ lục liên quan ban hành kèm theo Nghị định này cung với Tờ khai thuế GTGT.
- Giải pháp 4: Miễn tiền chậm nộp
– Cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất căn cứ dữ liệu quản lý thuế, xác định số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, 2021 của người nộp thuế để ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp.
– Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo làm tăng số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp thì người nộp thuế không phải nộp số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, 2021 đối với số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp tăng thêm nếu đáp ứng điều kiện lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 19/10/2021 – ngày Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành.
Theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hướng dẫn chính sách thuế đối với các khoản chi phí cách ly y tế và xét nghiệm Covid-19
– Đối với các khoản chi phí cách ly y tế do dịch Covid-19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác tại nước ngoài (chi phí tiền ăn, tiền ở; chi phí xét nghiệm Covid-19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly; chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly;…) để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các khoản chi phí xét nghiệm Covid-19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid-19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
– Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) cũng lưu ý các khoản chi phí nêu trên phản ánh thực tế phát sinh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn tại Công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021 của Tổng cục Thuế.
- Chính sách thuế TNDN với dự án đầu tư mới có sử dụng một phần máy móc của dự án đầu tư cũ
– Công ty có dự án (DA) đầu tư được Ban Quản lý (BQL) các Khu Công nghiệp (KCN) và Chế xuất Hà Nội cấp IRC (Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư) ban đầu cho địa điểm thực hiện tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội (Dự án số 01). Sau đó, Công ty được BQL các KCN Bắc Ninh cấp IRC cho việc thành lập dự án sản xuất tại KCN Yên Phong (KMR), huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Dự án số 02).
– Trường hợp DA số 02 sử dụng máy móc, thiết bị được điều chuyển của Dự án số 01 (sau khi DA số 01 kết thúc) nếu đáp ứng là đầu tư mở rộng thì cũng không được ưu đãi thuế TNDN như hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Hướng dẫn tại Công văn số 3689/CTBNI-TTHT ngày 21/10/2021 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê nhà xưởng
- Về thuế suất thuế GTGT
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất (DNCX) đã đăng ký bổ sung ngành nghề cho thuê nhà xưởng theo quy định, thực hiện hoạt động cho DNCX khác thuê lại nhà xưởng dư thừa thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Về ưu đãi thuế TNDN
Trường hợp Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn theo IRC (Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư) ban đầu, sau đó Công ty thực hiện thay đổi IRC về mục tiêu dự án đầu tư (giảm quy mô sản xuất các sản phẩm, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh trong đó có cho thuê nhà xưởng và nhà văn phòng), các nội dung khác trên IRC không đổi. Nếu việc bổ sung ngành nghề kinh doanh không gắn với việc thực hiện đầu tư mở rộng theo quy định Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì thu nhập từ ngành nghề bổ sung của Công ty không được ưu đãi thuế TNDN.
- Phương pháp hạch toán và kê khai báo cáo thuế
Công ty phải tính riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
- Việc bù trừ lãi/lỗ của các hoạt động kinh doanh
Công ty thực hiện bù trừ, chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế vào thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của hoạt động kinh doanh theo quy định tại Khoản 9 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN theo hoạt động còn thu nhập.
Hướng dẫn tại Công văn số 5333/CTBGI-TTHT ngày 9/11/2021 của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
- Hướng dẫn về chính sách thuế đối với việc cho thuê nhà xưởng dư thừa
– Trường hợp Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi đầu tư có bổ sung ngành nghề cho thuê nhà xưởng dư thừa (không cho thuê lại đất) trong Giấy Chứng nhận Đầu tư điều chỉnh có tăng vốn, có thực hiện việc đầu tư mở rộng thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự đang thực hiện theo Khoản 2b Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
– Trường hợp Công ty phát sinh khoản thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà xưởng (có kèm theo cho thuê lại đất), hoặc không đáp ứng được các quy định thì khoản thu nhập này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, và chịu thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn tại Công văn số 5982/CTBGI-TTHT ngày 22/10/2021 của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
- Hướng dẫn về việc vay, mượn nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu
– Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa (DNNĐ) (theo Giấy phép Đầu tư) thì hoạt động gia công hộp carton, tem nhãn, hộp mẫu, thẻ mẫu do Công ty thực hiện thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định Điều 2 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Công ty phải mở sổ sách kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam (không hạch toán chung với hoạt động sản xuất để xuất khẩu) và thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT, đăng ký bổ sung thông tin kê khai thuế GTGT phải nộp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để kê khai nộp thuế riêng đối với hoạt động này. Khi cung cấp dịch vụ cho DNNĐ, nếu Công ty thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ thì sử dụng hóa đơn GTGT, nếu thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng.
– Khi nhận nguyên liệu, vật tư từ nội địa để thực hiện gia công và trả lại sản phẩm gia công cho DNNĐ, Công ty không phải làm thủ tục hải quan.
Hướng dẫn tại Công văn số 4852/ CTBGI-TTHT ngày 15/10/2021 của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
- Chính sách thuế về việc chuyển nhượng căn hộ khách sạn
Trường hợp Công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn hộ khách sạn cho khách hàng là cá nhân; khách hàng đã nộp đủ số tiền theo hợp đồng chuyển nhượng ký kết, Công ty đã bàn giao quyền sử dụng căn hộ khách sạn và lập hóa đơn GTGT theo giá trị chuyển nhượng trên hợp đồng chuyển nhượng giao cho khách hàng. Hiện tại khách hàng (là cá nhân) của Công ty có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng căn hộ khách sạn cho bên thứ ba thì:
– Việc chuyển nhượng này phải được sự đồng ý của Công ty (theo quy định Điểm 2.2 Điều 2 của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn hộ mà các Bên đã ký kết). Thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng căn hộ khách sạn này của khách hàng thuộc đối tượng chịu thuế TNCN; cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định. Hồ sơ khai thuế theo mẫu 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Nếu Công ty nộp thay thuế TNCN thì phải có thỏa thuận nộp thay thuế ghi trong hợp đồng. Khi nộp tiền thuế TNCN ghi rõ người nộp thuế là cá nhân, người nộp thay là Công ty đúng với mã số thuế của cá nhân, Công ty trên chứng từ nộp tiền vào Ngân sách nhà nước.
Hướng dẫn tại Công văn số 10304/CTHDU-TTHT ngày 2/11/2021 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương.
- Hướng dẫn về việc xử lý số thuế nộp thừa
- Về thủ tục HQ
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất (DNCX) cho doanh nghiệp nội địa (DNNĐ) mượn máy móc, lõi khuôn, JIG và thiết bị để phục vụ sản xuất ra sản phẩm cho chính DNCX thì DNCX mở tờ khai tạm xuất, DNNĐ mở tờ khai tạm nhập; sau khi kết thúc hợp đồng mượn, DNNĐ thực hiện thủ tục tái xuất, DNCX thực hiện thủ tục tái nhập lại số máy móc, lõi khuôn, JIG và thiết bị đã cho mượn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu này.
- Về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đi mượn
DNNĐ không được miễn thuế nhập khẩu (NK) theo Khoản 9a Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH12 và phải kê khai nộp thuế NK khi tạm nhập và không thuộc các trường hợp được hoàn thuế NK đã nộp khi tái xuất theo Khoản 1d Điều 19 Luât thuế XNK do là trường hợp đi mượn. Trị giá tính thuế NK đối với hàng hóa đi mượn thực hiện theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC.
- Về thuế GTGT đối với hàng hóa đi mượn (hàng hóa tạm nhập – tái xuất)
Đối với số máy móc, lõi khuôn, JIG và thiết bị của DNNĐ đi mượn của DNCX, DNNĐ đã đăng ký tờ khai theo loại hình tạm nhập thì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Trường hợp đã hết thời hạn cho mượn nhưng DNNĐ tiếp tục sử dụng, không tái xuất thì ngay sau khi hết thời hạn mượn DNNĐ phải kê khai, nộp thuế GTGT cùng với thuế NK trên tờ khai hải quan theo Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Trường hợp trong quá trình sử dụng máy móc, lõi khuôn, JIG và thiết bị hư hỏng không thể tái xuất, buộc phải tiêu hủy và đã thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định thì DNNĐ không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với số máy móc, lõi khuôn, JIG và thiết bị này.
- Về khai bổ sung
Đối với hàng hóa đi mượn thuộc các tờ khai tạm nhập DNNĐ đăng ký từ ngày 15/10/2019 (ngày có hiệu lực của Thông tư số 60/2019/TT-BTC) và chưa tái xuất, DNNĐ xác định có sai sót trong việc khai trị giá hải quan và thuộc các trường hợp được phép khai bổ sung tờ khai hải quan theo trị giá tính thuế hàng đi mượn tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC thì thực hiện khai bổ sung theo quy định.
- Về xử lý số tiền thuế nộp thừa
Trường hợp DNNĐ khai bổ sung do khai sai về trị giá tính thuế dẫn đến số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Về xử lý thuế đối với trường hợp không tái xuất hàng hóa NK theo hình thức tạm nhập – tái xuất
Nếu DNNĐ không thực hiện tái xuất ngay sau khi kết thúc hợp đồng mượn thì phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có). Trường hợp không kê khai nộp đủ các loại thuế khi đã kết thúc thời hạn đi mượn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Hướng dẫn tại Công văn số 5051/TCHQ-TXNK ngày 26/10/2021 của Tổng cục Hải quan.
Regulations on e-commerce in Vietnam to be officially updated
Cập nhật các thay đổi quan trọng liên quan đến quy định về thương mại điện tử tại Việt Nam
Thái Gia Hân, Junior Associate, Indochine Counsel
Promulgated on16 May 2013 and officially effective as from 01 July of the same year, Decree No. 52/2013/ND-CP on e-commerce (“Decree 52”) has acted as the legal “backbone” for managing e-commerce activities in Vietnam for several years.
Được ban hành vào ngày 16/5/2013 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7 cùng năm, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (TMĐT) (sau đây gọi là “Nghị định 52”) đã và đang đóng vai trò như cốt lỗi trong việc quản lý hoạt động TMĐT tại Việt Nam trong nhiều năm.
After almost a decade of application and with the gradual diversity of e-commerce activities, including the problems caused by the covid-19 pandemic which brought significant breakthroughs to the scale of the e-commerce market in Vietnam, Decree 52 needed an update. After two draft versions were released, finally on 25 September 2021, the Government officially ratified Decree No. 85/2021/ND-CP amending and supplementing Decree 52 (“Decree 85”).
Sau gần một thập kỷ áp dụng, và với thực trạng hoạt động TMĐT ngày càng đa dạng, cộng thêm những bước đột phá đáng kể đối với quy mô thị trường TMĐT tại Việt nam do các vấn đề liên quan đến đại dịch covid-19, Nghị định 52 cần phải được cập nhật và làm mới. Với hai bản dự thảo được công bố trước đó, cuối cùng vào ngày 25/9/2021, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 52 (sau đây gọi là “Nghị định 85”).
Decree 52 as amended by Decree 85 will hereinafter be referred to as the “E-commerce Decree”.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, sau đây, Nghị định 52 được sửa đổi bởi Nghị định 85 sẽ được gọi chung là “Nghị định về TMĐT”.
As a heads-up on what impacts it may bring, below are some of the remarkable legal updates under the E-commerce Decree.
Để nắm bắt trước những tác động mà Nghị định về TMĐT có thể mang lại, bài viết này sẽ đề cập đến một số cập nhật pháp lý nổi bật của Nghị định về TMĐT.
1. Clarification of governing scope
Làm rõ hơn về Phạm vi điều chỉnh
As a response to diversified e-commerce activities, Decree 85 clarifies the governing scope by analogy, clearly excluding the e-commerce activities which are not governed by the E-commerce Decree. In particular, e-commerce activities in specialized sectors (e.g., finance, banking, credit, insurance, lottery, money exchange, gold exchange, foreign currencies exchange and other payment means; betting, lucky games, digital content distribution and publication services, broadcasting and television services) must instead comply with their respective specialized legislations.
Nhằm đáp ứng các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực TMĐT, Nghị định 85 đã làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh theo phép loại suy, bằng cách loại trừ những hoạt động TMĐT mà Nghị định về TMĐT sẽ không điều chỉnh. Cụ thể, các hoạt động TMĐT thuộc lĩnh vực chuyên ngành (ví dụ như: tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, sổ xố; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược, trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh và truyền hình) phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh tới từng lĩnh vực tương ứng.
2. Foreign entities being subject of application
Chủ thể nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng
The E-commerce Decree covers all foreign traders, organizations (“Foreign Entities”) operating in e-commerce activities as identified under Section 5 of Chapter IV as its subjects of application, including: (i) Foreign Entities having websites providing e-commerce services in Vietnam, (ii) Foreign Entities being sellers on e-commerce trading floors (“ETFs”) in Vietnam, and (iii) foreign investors in the e-commerce sector.
Đối tượng áp dụng của Nghị định về TMĐT bao gồm tất cả thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT được xác định theo Mục 5, Chương IV (sau đây gọi chung là “Chủ Thể Nước Ngoài”), cụ thể là: (i) Chủ Thể Nước Ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, (ii) Chủ Thể Nước Ngoài là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử (sau đây gọi là “Sàn TMĐT”) tại Việt Nam, và (iii) nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực TMĐT.
Beside those having e-commerce websites under Vietnamese domain name and/or displayed in Vietnamese language, foreign entities having e-commerce websites with more than 100,000 transactions per year from Vietnam shall also be considered as Foreign Entities having websites providing e-commerce services in Vietnam and thus subject to the governance of the E-commerce Decree, wherein:
Bên cạnh những chủ thể nước ngoài có website TMĐT dưới tên miền Việt Nam và/hoặc hiển thị theo tiếng Việt, các chủ thể nước ngoài có website TMĐT với hơn 100.000 lượt truy cập mỗi năm từ Việt Nam cũng được xem là Chủ Thể Nước Ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, và do đó phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định về TMĐT, trong đó:
- E-commerce services are defined as e-commerce activities according to which e-commerce service providers establish e-commerce websites to provide an environment for conducting trade promotional activities, sale of goods, or provision of services to other business entities (except for service providers providing website design services and who are not directly involved in business activities, operations or coordination on such websites); and
- Dịch vụ TMĐT được định nghĩa là hoạt động TMĐT mà theo đó nhà cung cấp dịch vụ TMĐT thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường để việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, mua bán hàng hóa, hoặc cung cấp dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh khác (không bao gồm các chủ thể chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó); và
- The number of transactions from Vietnam on an e-commerce website will be based on the following sources: (a) the figures voluntarily reported by the Foreign Entities in accordance with the E-commerce Decree; (b) official figures of the competent authorities of Vietnam, comprising customs offices, Internet management authorities, bank management authorities, and tax management authorities; and (c) available and public reports, information which can be verified by the relevant competent authorities.
- Số lượt truy cập từ Việt Nam đến một website TMĐT sẽ được tính dựa trên các nguồn sau đây: (a) số liệu do Chủ Thể Nước Ngoài tự nguyện cung cấp theo quy định của Nghị định về TMĐT; (b) số liệu chính thức của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam, bao gồm cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước về Internet, cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng và thuế; và (c) các báo cáo, thông tin sẵn có và công khai mà cơ quan quản lý nhà nước liên quan chứng minh được tính xác thực.
3. Social networks (“SNs”) to be treated as ETF
Mạng xã hội (sau đây gọi là “MXH”) cũng được xem là Sàn TMĐT
According to Decree 85, operational forms of ETFs include:
Theo Nghị định 85, các hình thức vận hành Sàn TMĐT bao gồm:
- Websites that allow their participants to open stalls for exhibiting and/or introducing goods and/or services;
- Website cho phép người tham gia mở các gian hàng để trưng bày và/hoặc giới thiệu hàng hóa và/hoặc dịch vụ;
- Websites that allow their participants to open accounts for conducting contract signing with customers;
- Website cho phép người tham gia mở tài khoản để thực hiện việc giao kết hợp đồng với khách hàng;
- Websites with sale-purchase categories, in which participants are allowed to make posts about selling and/or purchasing goods and/or services; and
- Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; và
SNs having one of the activities listed above, whose participants directly or indirectly pay a fee for conducting such activities.
MXH có một trong các hoạt động liệt kê trên đây, mà cho phép người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động như vậy.
This revision was raised in the latest draft which is now adopted in Decree 85, adding a new condition about the fee payment made by SN participants. It can be implied from the regulations that SNs only involving one of the activities listed in points (i), (ii) and (iii) above will not be considered as an EFT, as long as their participants do not have to pay for conducting such activities.
Nội dung sửa đổi này đã được đưa ra tại dự thảo gần nhất và được chấp nhận tại Nghị định 85, đồng thời bổ sung thêm điều kiện về việc trả phí của người tham gia MXH. Có thể hiểu từ quy định này rằng, MXH mà chỉ có một trong các hoạt động đã liệt kê tại các điểm (i), (ii) và (iii) trên đây sẽ không bị xem là Sàn TMĐT, miễn là người tham gia của MXH đó không phải trả phí cho việc thực hiện các hoạt động như vậy.
4. Notification and information provision obligations of sale e-commerce website owners
Nghĩa vụ thông báo và cung cấp thông tin của chủ sở hữu website TMĐT
Under Decree 85, only owners of sale e-commerce websites with online ordering functions are required to notify the Ministry of Industry and Trade (MOIT) of the establishment of such websites. The notification shall be carried out online via the MOIT’s e-commerce activity management portal before officially selling goods/ providing services to the consumers.
Theo Nghị định 85, chỉ chủ sở hữu website TMĐT bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến mới phải thông báo việc thiết lập website TMĐT bán hàng đó cho Bộ Công Thương (BCT). Việc thông báo có thể thực hiện trực tuyến thông qua cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT của BCT và phải thực hiện trước khi chính thức bán hàng hóa / cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.
While loosing the grip on procedural obligations, competent authorities focus more on those during the operation of sale e-commerce websites. In particular, owners of sale e-commerce websites are now required to store information about transactions conducted via their sale e-commerce websites and sufficiently comply with tax duties.
Trong khi nới lỏng các nghĩa vụ về thủ tục, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại tập trung hơn vào những nghĩa vụ trong suốt quá trình hoạt động của website TMĐT bán hàng. Cụ thể, quy định của Nghị định về TMĐT yêu cầu chủ sở hữu website TMĐT bán hàng phải lưu trữ thông tin về các giao dịch được thực hiện thông qua website TMĐT bán hàng của họ, và phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.
Regarding obligations of information provision on sale-ecommerce websites, Decree 85 requires only website owner’s information as detailed in the E-commerce Decree’s Article 29 to be published on the website home page (e.g., traders’ name and address; particulars of the traders’ enterprise registration; and contact telephone number or other online contact mode for receiving complaints about goods quality). In addition, if a sale e-commerce website has online ordering function, then links to its general transaction conditions, goods transportation and delivery conditions, and payment method must be displayed on the website’s home page. These additions and clarifications help to clearly attribute specific responsibilities of specific subjects, ultimately aiming at the protection of consumers’ rights.
Về nghĩa vụ cung cấp thông tin trên website TMĐT bán hàng, Nghị định 85 chỉ yêu cầu công bố các thông tin về chủ sở hữu website (như được xác định tại Điều 29 của Nghị định về TMĐT) trên trang chủ của website TMĐT bán hàng (ví dụ như, tên và địa chỉ của thương nhân; chi tiết đăng ký doanh nghiệp của thương nhân; và số điện thoại liên lạc hoặc hình thức liên lạc trực tuyến khác để tiếp nhận khiếu nại về chất lượng hàng hóa). Ngoài ra, nếu website TMĐT bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến, thì đường dẫn đến điều kiện giao dịch chung, điều kiện vận chuyển và giao hàng hóa, và phương thức thanh toán cũng phải được hiển thị trên trang chủ của website đó. Những điểm bổ sung và làm rõ này giúp phân định rõ ràng trách nhiệm của từng chủ thể cụ thể, và nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
5. Obligations of ETFs owners are detailed and updated
Nghĩa vụ của chủ sở hữu Sàn TMĐT được quy định chi tiết và cập nhật
- Similar to owners of sale e-commerce websites, under Decree 85, only ETFs owners’ information as specified in the E-commerce Decree’s Article 29 are required to be published on the ETFs’ homepages. In addition, for foreign sellers on ETFs, their private names must be transliterated into Vietnamese or displayed in Latin characters. However, during the operation, ETFs’ owners must verify the identification of foreign sellers on their ETFs, and perform one of the following responsibilities:
- Tương tự như chủ sở hữu của website TMĐT bán hàng, theo Nghị định 85, chỉ những thông tin về chủ sở hữu Sàn TMĐT được xác định tại Điều 29 của Nghị định về TMĐT được yêu cầu phải công khai trên trang chủ của Sàn TMĐT. Ngoài ra, đối với người bán là người nước ngoài trên Sàn TMĐT, tên riêng của họ phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc hiển thị dưới dạng ký tự la tinh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động, chủ sở hữu Sàn TMĐT phải xác thực danh tính của người bán là thương nhân nước ngoài trên Sàn TMĐT của mình, và thực hiện một trong những trách nhiệm sau:
- Request foreign sellers to exercise the import, export rights of foreign traders not having prescribed commercial presence in Vietnam;
- Yêu cầu người bán là thương nhân nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt nam;
- Organize the entrusted import/ export activities of the purchasers in respect of goods of Foreign Entities transacted on their ETFs; or
- Tổ chức việc thực hiện hoạt động nhập khẩu theo ủy thác của người mua đối với hàng hóa do Chủ Thể Nước Ngoài giao dịch trên Sàn TMĐT của mình; hoặc
- Request foreign sellers to appoint their commercial agencies in Vietnam.
- Yêu cầu người bán là thương nhân nước ngoài chỉ định đại lý thương mại của mình tại Việt Nam.
For obligations in respect of handling, and cooperating with the state agencies in investigation and handling of illegal business activities on the ETFs, Decree 85 provides for specific actions to be taken by the ETF owners under the new Articles 36.8 and 36.9. These new regulations help clear out the ambiguities for ETF owners, who now certainly know how and what to do on their sides. On the other hand, when the regulations become clearer, it is also easier for the state agencies’ management and sanction of those violating entities.
Về nghĩa vụ đối với việc xử lý và phối hợp với cơ quan nhà nước trong điều tra và xử lý hoạt động kinh doanh trái pháp luật trên Sàn TMĐT, Nghị định 85 quy định những hành động cụ thể cần thực hiện bởi chủ sở hữu Sàn TMĐT tại hai khoản mới là khoản 8 và 9 của Điều 36. Các quy định mới này giúp làm rõ những điểm chưa rõ ràng đối với chủ sở hữu Sàn TMĐT, giúp họ nắm rõ những việc cụ thể cần làm với vai trò của mình. Mặt khác, việc quy định rõ hơn về vấn đề này cũng giúp cho việc quản lý và xử phạt những chủ thể vi phạm bởi cơ quan nhà nước trở nên dễ dàng hơn.
Some of the remarkable actions to be taken as mentioned above include, inter alia:
Một trong số những hành động cần phải thực hiện đáng lưu ý như sau:
- In handling illegal business activities: preventing and removing from the ETFs information on transactions of prohibited goods and/or services under the laws; removing information on violating goods and/or services within 24 hours upon receipt of competent authority’s request; coordinating with owners of intellectual property rights (“IPRs”) to identify and remove IPRs-infringing products in accordance with the published operation schemes of the ETFs; and warning or rejecting provision of services temporarily or perpetually, to sellers committing illegal business conducts on the ETFs; and
- Trong việc xử lý hoạt động kinh doanh trái pháp luật: phòng ngừa và gỡ bỏ khỏi Sàn TMĐT những thông tin về giao dịch hàng hóa và/hoặc dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định pháp luật; gỡ bỏ thông tin về hàng hóa và/hoặc dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là “Quyền SHTT”) để xác định và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm Quyền SHTT theo cơ chế hoạt động đã công bố của Sàn TMĐT; và cảnh báo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với người bán thực hiện hành vi kinh doanh trái pháp luật trên Sàn TMĐT; và
- In cooperation with the state agencies: providing competent state authorities with information on those subjects having signs of violation and/or actions on the ETFs upon detection or report; regularly updating keywords as being recommended by the competent authorities from time to time and filtering information based on such keywords before information about goods/ services is displayed on the website; and receiving and responding to information for resolving disputes, complaints relating to the ETFs on the MOIT’s e-commerce activity management portal at online.gov.vn.
- Trong việc phối hợp với cơ quan nhà nước: cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông tin về chủ thể có dấu hiệu và/hoặc hành vi vi phạm trên Sàn TMĐT khi phát hiện ra hoặc nhận được phản ánh; thường xuyên cập nhật các từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy từng thời điểm, và lọc thông tin dựa trên các từ khóa như vậy trước khi thông tin về hàng hóa / dịch vụ được hiển thị trên website; và tiếp nhận và phản hồi thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến Sàn TMĐT trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT của BCT tại online.gov.vn.
Decree 85 also supplements a new clause 11 to Article 36 of the E-commerce Decree. Accordingly, the owner of ETFs with online order functions has to comply with additional obligations, including:
Nghị định 85 cũng bổ sung khoản 11 vào Điều 36 của Nghị định về TMĐT. Theo đó, chủ sở hữu Sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến phải tuân thủ thêm các nghĩa vụ sau:
- Assign a point of contact to receive and provide online information to the state managing agencies;
- Chỉ định đầu mối liên hệ để tiếp nhận và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước;
- Act on behalf of foreign sellers via the ETFs in handling consumers’ complaints;
- Thay mặt người bán là thương nhân nước ngoài thông qua Sàn TMĐT trong việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng;
- Act as the point of contact to receive and handle consumers’ complaints, in case relevant transactions conducted on the ETFs involve more than two party;
- Đóng vai trò đầu mối liên hệ để tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, trong trường hợp giao dịch có liên quan được thực hiện trên Sàn TMĐT có nhiều hơn 02 bên tham gia;
- Store information regarding order transactions conducted on the ETF in accordance with accounting regulations; and
- Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên Sàn TMĐT theo quy định của pháp luật về kế toán; và
- Jointly compensate in case of violating obligations in respect of handling, and cooperating with the state agencies in investigation and handling of illegal business activities on the ETFs.
Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đối với việc xử lý, và phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc điều tra và xử lý hoạt động kinh doanh trái pháp luật trên Sàn TMĐT.
It seems like these new regulations applicable to ETFs with online order functions will apply to most of the current ETFs in Vietnam since an online ordering feature is no longer a novel function to ETFs users.
Dường như những quy định mới được áp dụng với Sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến này sẽ được áp dụng với hầu hết các Sàn TMĐT hiện tại ở Việt Nam, bởi lẽ chức năng đặt hàng trực tuyến đã không còn quá xa lạ đối với người dùng Sàn TMĐT.
6. Obligations of Foreign Entities being subjects of Decree 85
Nghĩa vụ của Chủ Thể Nước Ngoài chịu sự điều chỉnh của Nghị định 85
Foreign Entities having websites providing e-commerce services in Vietnam (which are subject of application of the E-commerce Decree as mentioned in the Section 2 above) are required to comply with the following obligations:
Chủ Thể Nước Ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (mà thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định về TMĐT như đã đề cập tại Phần 2 trên đây) phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:
- Registration of the e-commerce activities in accordance with the E-commerce Decree;
- Đăng ký hoạt động TMĐT theo quy định của Nghị định về TMĐT;
Establishment of their representative office in Vietnam in accordance with the prevailing laws or appointment of their authorized representatives in Vietnam.
Thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật áp dụng hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam.
- Cooperation with state management agencies in preventing transactions of goods and services in violation of legal regulations;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các giao dịch hàng hóa và dịch vụ vi phạm quy định pháp luật;
- Compliance with obligations related to consumer protection; products and/or goods quality in accordance with the law of Vietnam; and
- Tuân thủ nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; chất lượng hàng hóa và/hoặc dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam; và
- Provision of an annual report to the MOIT on the operation statistics by the 15th day of January for the preceding year.
- Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cung cấp báo cáo hàng năm cho BCT về tình hình hoạt động của năm liền kề trước.
Foreign sellers on ETFs in Vietnam are required to comply with ETF’s operation schemes when selling their goods thereon. In addition, prescribed customs clearance procedures (under the Law on Customs) must be conducted for imported and exported goods which are transacted via e-commerce.
Người bán là thương nhân nước ngoài trên Sàn TMĐT phải tuân thủ quy chế hoạt động của Sàn TMĐT khi bán hàng hóa trên Sàn TMĐT. Ngoài ra, các thủ tục về hải quan theo quy định pháp luật (Luật Hải Quan) phải được thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu được giao dịch thông qua TMĐT.
Provision of e-commerce services in Vietnam is a conditional business for foreign investors in the e-commerce sector. In conformance with regulations of the 2020 Investment Law, Decree 85 further provides details on respective market conditions applicable to foreign investors (excluding those investing in small and medium enterprises (SMEs) in line with the country’s regulations on supporting SMEs), comprising: (i) providing e-commerce services in Vietnam in compliance with Articles 21.1 and 21.2 of the 2020 Investment Law; and (ii) foreign investors with a dominant stake in one or more enterprises in the group of the top five ecommerce operators in Vietnam as published by the MOIT would have to obtain national security clearance from the Ministry of Public Security.
Việc cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam là một ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Để tuân thủ quy định của Luật Đầu Tư năm 2020, Nghị Định 85 cũng quy định thêm về chi tiết các điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (ngoại trừ các nhà đầu tư mà đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) theo quy định của quốc gia về hỗ trợ SMEs), bao gồm: (i) cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam phù hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật Đầu Tư năm 2020; và (ii) nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do BCT công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
7. Other remarkable points of Decree 85
Những điểm nổi bật khác của Nghị định 85
Decree 85 clearly requires that all subjects participating in e-commerce activities must comply with regulations in relation to information safety, cybersecurity and other relevant sectors of laws.
Nghị định 85 yêu cầu rõ ràng rằng tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT phải tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh thông tin, và các quy định pháp luật có liên quan trong các lĩnh vực khác.
As for the principle to identify customer protection obligations, Decree 85 clearly defines the circumstance and applicable subjects. Particularly, in case entities providing e-commerce services conduct the services of notifying goods and/or services information of sellers to consumers, such entities shall be considered as third parties providing information in accordance with the laws on consumers’ rights protection. Accordingly, entities providing infrastructures are no longer mentioned.
Liên quan đến nguyên tắc để xác định nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng, Nghị định 85 quy định rõ các trường hợp và đối tượng áp dụng. Cụ thể, trong trường hợp chủ thể cung cấp dịch vụ TMĐT thực hiện dịch vụ thông báo thông tin về hàng hóa và/hoặc dịch vụ của người bán cho người tiêu dùng, các chủ thể đó được xem là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, chủ thể cung cấp cơ sở hạ tầng không còn được đề cập là bên thứ ba cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề này.
Article 63 is also amended and supplemented to detail the activities in providing electronic contracts certification services.
Điều 63 cũng được sửa đổi và bổ sung để quy định chi tiết các hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.
Decree 85 will officially take effect on 01 January 2022, upon which:
Nghị định 85 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, mà từ thời điểm đó:
Those entities who successfully notified / registered their e-commerce activities with the MOIT in accordance with Decree 52 must, within 180 days, carry out the amendment, supplementation of their notification / registration in accordance with the new Decree 85;
Trong vòng 180 ngày, những chủ thể đã thông báo / đăng ký thành công hoạt động TMĐT với BCT theo Nghị định 52 phải thực hiện sửa đổi, bổ sung việc thông báo / đăng ký theo quy định tại Nghị định 85;
Those entities who have submitted dossiers to (and not yet been certified / approved by) the MOIT for notification / registration of e-commerce activities in accordance with Decree 52 will have to re-conduct the notification / registration in accordance with Decree 85; and
Những chủ thể đã nộp hồ sơ đến (và chưa được xác nhận / chấp thuận bởi) BCT đối với việc thông báo / đăng ký hoạt động TMĐT theo Nghị định 52 sẽ phải thực hiện lại việc thông báo / đăng ký theo Nghị định 85; và
Foreign sellers on ETFs and foreign investors in e-commerce sector will have to, within 12 months, conduct their respective obligations under Articles 67(b) and 67(c) of Decree 85.
Trong vòng 12 tháng, người bán là thương nhân nước ngoài trên Sàn TMĐT và nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng tại Điều 67(a) và Điều 67(c) của Nghị định 85.
Các nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng xu hướng đầu tư dựa trên đánh giá các tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị), đặc biệt là sau sự xuất hiện của sự kiện “thiên nga đen”- COVID-19
Vốn đầu tư toàn cầu đổ vào doanh nghiệp ESG tăng kỷ lục trong năm 2020
Sự phát triển nhận thức về các vấn đề mang tính hệ thống như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng… đã thúc đẩy xu hướng đầu tư theo tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) hay đầu tư bền vững trong những năm gần đây.
Đại dịch COVID-19 thậm chí còn đẩy nhanh hơn xu hướng này, khiến chiến lược đầu tư chuyển dịch sang ESG thay vì các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Theo Morningstar, năm ngoái các quỹ ESG thu hút dòng tiền kỷ lục, gấp đôi so với một năm trước đó. Tiền ròng từ các nhà đầu tư đổ vào quỹ đầu tư bền vững đạt 51 tỉ USD, tăng lên mức cao kỷ lục năm thứ 5 liên tiếp.
Riêng các quỹ ESG chiếm khoảng 1/4 lượng tiền chảy vào tất cả các quỹ tương hỗ, trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ, đây là bước nhảy vọt lớn so với chỉ 1% vào năm 2014. Cũng trong năm 2020, tại Mỹ ghi nhận gần 400 quỹ đầu tư ESG, tăng 30%, đồng thời đã gấp 4 lần trong một thập kỷ.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) dự báo tốc độ gia tăng tài sản tại các quỹ ESG sẽ nhanh hơn trong năm 2021, nhất là khi Tổng thống đắc cử của Mỹ, Joe Biden, thực hiện chương trình nghị sự bảo vệ môi trường.
Nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam tiên phong áp dụng ESG
Tại Việt Nam, đầu tư ESG tuy chưa quá phổ biến nhưng cũng không phải mới. Từ năm 2015, Dragon Capital đã cải tiến chính sách ESG và phát triển khung đánh giá ESG mới dành cho các công ty niêm yết. Quỹ thành lập bộ phận chuyên môn về ESG, các chuyên viên phân tích thường xuyên theo dõi các công ty trong danh mục đầu tư, cập nhật danh sách kiểm tra và xếp hạng ESG.
“Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp phần lớn vẫn đang chú trọng đến việc tăng trưởng mà chưa có sự tập trung đầu tư đúng mức về nguồn lực để tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) vào trong hoạt động sản xuất và kinh doanh”, đại diện Dragon Capital cho biết.
Với kỳ vọng tạo ra một thước đo mới cho thị trường chứng khoán, chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (Substainability Index – VNSI) được Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) chính thức giới thiệu vào tháng 7.2017 nhằm chọn ra 20 doanh nghiệp có thực hành ESG tốt nhất. Đồng thời, chỉ số này cho thấy hiệu quả đầu tư của các mã cổ phiếu bền vững, thu hút quỹ đầu tư tổ chức quốc tế hoạt động theo nguyên tắc đầu tư ESG.
Theo kết quả công bố của HoSE, năm 2020, Vinamilk là công ty hiện đạt tổng điểm ESG 90%, cao hơn 58% so với điểm trung bình ngành, đồng thời cao gấp rưỡi các doanh nghiệp thuộc VN100. Việc thực hành ESG tại Vinamilk cũng được các quỹ đầu tư Dragon Capital và Mobius Partners ghi nhận.
Các hoạt động thực hành ESG luôn được Vinamilk chú trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh.
Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã phát hành báo cáo phát triển bền vững (PTBV) tách riêng với báo cáo thường niên. Báo cáo PTBV của Vinamilk được lập theo Chuẩn mực Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo (GRI standards) cùng một số chỉ tiêu được công bố bổ sung theo hướng dẫn của GRI dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing).
Nghiên cứu đã chỉ ra các công ty quan tâm đến ESG thường tạo ra kết quả vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trong dài hạn. Những lợi ích của việc thực hiện tốt ESG bao gồm giảm chi phí vốn, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, tăng cường vị thế cổ đông, cơ hội tiếp cận nguồn vốn dài hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động và danh tiếng doanh nghiệp…
Lần đầu tiên Diễn đàn CFO Việt Nam được tổ chức dưới hình thức Hybrid (Online & Offline tai Lotte Hotel Saigon) với hơn 500 nhà lãnh đạo và chuyên gia tài chính, Diễn đàn được CFO Việt Nam phối hợp với ACCA Việt Nam và Hiệp hội Quốc tế các nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) tổ chức.
Với những cái tên nổi bật đến từ các doanh nghiệp lớn trong nước có thể kể đến như ông Lê Thành Liêm – Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk, ông Nguyễn Xuân Đại – Giám đốc Tài chính Sovico Group, ÔngTim Evans – Giám đốc điều hành HSBC Vietnam, ông Lê Khánh Lâm – Chủ tịch RSM Việt Namông Lê Vũ Trường Phó tổng giám đốc Ernst & Young Vietnam; ông Nguyễn Hoàng Nam – Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam, ông Phan Vũ Hoàng – Phó tổng giám đốc Deloitte Vietnam, bà Châu Nguyễn – Trưởng Đại diện ACCA Việt Nam, ông Yee Chung Seck – Phó tổng giám đốc Baker & McKenzie Vietnam, ông Đặng Thế Đức – Luật sư điều hành Indochine Counsel,
Các chuyên gia quốc tế tham dự thảo luận trong diễn đàn năm nay có chuyên gia blockchain Anndy Lian – Chủ tịch BigONE Exchange châu Á, ông Hiroaki Endo – Giám đốc điều hành quỹ đầu tư PGIM Nhật Bản; ông Sharath Martin – cố vấn chuyên môn ACCA khu vực ASEAN ANZ, ông Nguyễn Ngọc Bách – Chủ tịch AsiaInvest Group kiêm Chủ tịch CFO Vietnam.
Video của sự kiện sẽ được biên tập và đăng tải trên kênh youtube chính thức của CFO Việt Nam, Quý Anh/ Chị nhớ subscribe (đăng ký) để đón theo dõi.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, bên cạnh các chứng chỉ chuyên môn của các Hiệp hội quốc tế (ACCA, CPA Australia, CFA,…), có một “Thước đo Chuẩn mực” chung để đánh giá Năng lực và Kỹ năng thực tiễn của đội ngũ nhân sự Tài chính – Kế toán doanh nghiệp là nhu cầu bức thiết.
Giải pháp về “Thước đo chuyên môn chuẩn: FASS GLOBAL” được các quốc gia thành viên của Hiệp hội Quốc tế các Nhà quản trị Tài chính cấp cao (IAFEI) đồng thuận hợp tác triển khai từ năm 2010.
Nhân sự kiện Diễn đàn CFO Việt Nam 2021, thay mặt Ban Điều Hành, Ông Nguyễn Ngọc Bách, Chủ tịch CFO Việt Nam chính thức công bố ra mắt “Thước đo chuyên môn chuẩn: FASS GLOBAL” tại Việt Nam với những mục tiêu chính sau đây:
- Thiết lập Thước đo chuyên môn thống nhất để đánh giá năng lực và kỹ năng thực tiễn được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu dành cho đội ngũ Tài chính – Kế toán chuyên nghiệp.
- Xây dựng nền tảng chung cho mục tiêu phát triển đội ngũ Tài chính – Kế toán chuyên nghiệp tại khu vực và đẩy mạnh luân chuyển nguồn nhân lực giữa các quốc gia châu Á, sau đó là toàn cầu.
- Giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ Tài chính – Kế toán, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp một công cụ hữu hiệu để đánh giá chính xác về năng lực (trình độ Kiến thức & Kỹ năng chuyên môn) của đội ngũ nhân sự Tài chính – Kế toán.
- Tạo cơ hội để các nhân viên Tài chính – Kế toán chứng minh năng lực chuyên môn thực tế.
- Cung cấp công cụ sát hạch nghiệp vụ hiệu quả phục vụ công tác tuyển dụng nhân sự Tài chính – Kế toán cho doanh nghiệp.
LỢI ÍCH CỦA FASS GLOBAL
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
- Có Chứng thực trình độ quốc tế được các thành viên IAFEI công nhận.
- Thấy rõ năng lực (kiến thức và kỹ năng) của bản thân trong nghề nghiệp
- Hoạch định lộ trình phát triển nghề nghiệp cho bản thân
- Gia tăng cơ hội tìm kiếm công việc tốt hơn, vị trí tốt hơn với thu nhập tốt hơn
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
- Đo lường và đánh giá được chính xác năng lực của từng cá nhân trong bộ phận tài chính kế toán.
- Là thước đo công bằng nhằm so sánh năng lực của các cá nhân với nhau trong bộ phận hay trong toàn hệ thống (tập đoàn, công ty Mẹ, các công ty Con)
- Có được công cụ hữu hiệu để đánh giá ứng viên trong công tác tuyển dụng.
- Giúp xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự Tài chính – Kế toán
- Chuẩn bị sẵn sàng cho sự luân chuyển đội ngũ Tài chính – Kế toán khi phát triển ra thị trường quốc tế
- Nâng cao uy tín trong công tác đào tạo và giảng dạy gắn liền với thực tiễn (đối với các tổ chức đào tạo, Đại học chuyên ngành Tài chính – Kế toán)
Xem thêm Nội dung, Hình Thức và Kết quả Sát hạch FASS Global:
Launching_FASS Global – Vietnam_Nov 2021 – Final_1638249460
HỘI ĐỒNG FASS GLOBAL – VIỆT NAM
-
Bùi Thu Hòa
Hội viênBà Bùi Thu Hòa hiện là Kế toán trưởng tại Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt –...
Chi tiết -
Henry Nguyễn
Hội viên tổ chứcÔng Henry Nguyễn có hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp quản trị doanh nghiệp...
Chi tiết -
Nguyễn Hữu Lê Minh
Hội viên tổ chứcBà Nguyễn Hữu Lê Minh hiện là Country Manager của Teibto – Công ty chuyên cung cấp...
Chi tiết -
Nguyễn Việt Hùng
• Ông là thành viên Hội đồng Thành Viên/Ban Quản Trị của Công ty TNHH Bbraun...
Chi tiết -
Lê Thị Liên
Hội viênBà Lê Thị Liên hiện là Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính kiêm Giám đốc...
Chi tiết -
Trương Thị Thu Lan
Hội viênBà Trương Thị Thu Lan là Quản lý cấp cao bộ phận dịch vụ Kế toán khu...
Chi tiết -
Phan Thị Ánh Nguyệt
Hội viênBà Phan Thị Ánh Nguyệt hiện là Giám đốc tài chính tại Công ty Cổ phần tập...
Chi tiết -
Vương Nguyễn Đăng Khoa
Hội viênÔng Vương Nguyễn Đăng Khoa có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế...
Chi tiết -
Đinh Thị Thuý Hà
Hội viênBà Đinh Thị Thuý Hà hiện đang là Trưởng ban Tài chính kế toán tại Công ty CMC...
Chi tiết